Hướng dẫn cách chỉnh âm thanh hội trường sân khấu đúng chuẩn
Công việc điều chỉnh thiết bị âm thanh hội trường, sân khấu đúng chuẩn là một trong những vấn đề rất quan trọng. Bởi cho dù bạn có một bộ dàn âm thanh sân khấu đắt tiền chất lượng rất tốt, nhưng nếu không biết lắp đặt các thiết bị cho phù hợp với không gian, vị trí từng khu vực thì sẽ không thể phát huy được tối đa chất lượng của bộ dàn. Bài viết sau Bảo Châu Audio sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh thiết bị âm thanh hội trường sự kiện đúng chuẩn nhất.
Tham khảo thêm
➣ Những dàn âm thanh sân khấu ngoài trời tốt nhất hiện nay
Chú ý khi lắp đặt dàn âm thanh chuyên nghiệp
1. Mỗi căn phòng to nhỏ đều có 1 vài tần số riêng dễ cộng hưởng với âm thanh phát ra từ loa hội trường công suất lớn, làm cho âm thanh ở một tần số nào đó bị hú nên nó là 1 trong những nguyên nhân chính của feedback. Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của người chỉnh âm thanh đó là lúc setup thì phải tìm ra những tần số đó và hiệu chỉnh trước khi trình diễn nhờ EQ.
2. Mỗi bộ loa hay micro đều có sơ đồ dải tần khác nhau, có thể to nhỏ khác nhau ở tần số khác nhau. Không thể có những bộ loa hay mic có sơ đồ giải tần bằng phẳng tuyệt đối cả (Loa Monitor cho việc thu âm thể hiện âm thanh tương đối bằng phẳng, trung thực nhất và cũng đắt tiền hơn loa của những bộ dàn Hi-fi). Thường thì nhiều loại không tốt sẽ ra âm bass và treble yếu nhưng Middle lại mạnh. Điều này cũng khá quan trọng và cũng là 1 nguyên nhân của hiện tượng feedback (chủ yếu nằm ở tầm middle gần bass 250Hz – 750Hz). Màng loa to thì thể hiện bass tốt hơn kể cả những âm thanh trầm nhất, ngược lại loa càng nhỏ thì âm treble càng rõ.
3. Âm bass vì lí do bước sóng lớn nên chỉ phát ra được một khoảng cách gần cho nên người ngồi ở xa có thể nghe thiếu tiếng Bass. Vì vậy người ta luôn tìm cách đặt loa bass càng gần nhiều người càng tốt. Âm Bass mang nhiều năng lượng cơ học và thường được để sát đất hoặc tường đề truyền âm qua vật chất chứ không qua không khí nhiều như âm Treble. Loa cho âm Treble thường có tính chất định hướng cao nên sắp xếp loa tốt là khi mọi người ngồi ở vị trí nào âm thanh cũng đều và rõ. Nếu phòng to theo chiều dài người ta có thể đặt thêm bộ loa khác để hỗ trợ người ngồi đằng sau nghe rõ hơn.
4. Việc người ngồi chính giữa thường bị nghe thiếu âm hoặc to quá là thường thấy do hiện tượng khử âm và cộng hưởng do âm thanh cùng tần số và cùng pha (hoặc lệch 180°) phát ra từ 2 hay nhiều hướng. Điều này cũng giống như hiện tượng giao thoa của sóng ánh sáng hay sóng trên mặt nước. Âm thanh lệch pha thì sẽ tạo nến tiếng nhẽo hay xì xèo và gây khó chịu khi nghe nhiều. Đó là 1 trong những vấn đề nhiều người không chú ý.
5. Công suất của loa và bộ khuếch đại là một chỉ số quan trọng khi xác định độ đảm bảo về chất lượng âm thanh khi chơi live. Do tính chất khuyếch đại cơ bản Transistor là không thẳng (không đều) nên khi âm thanh đầu vào hoặc ra vượt qua 1 ranh giới nào đó thì những bộ khuếch đại sẽ bắt đầu làm hỏng tiếng, tiếng sẽ bị vụn hoặc mất hẳn 1 vài tần số nào đó. Chính vì vậy người ta luôn đầu tư để sắm 1 bộ khuếch đại công suất càng lớn thì độ đảm bảo không bị hỏng càng lớn hơn, tỉ lệ thuận với khích cỡ phòng. Cũng giống như bộ khuếch đại, màng loa cũng chỉ có 1 ranh giới về công suất và cũng dễ làm hỏng tiếng khi quá ngưỡng. Chú ý: biểu dễn live với nhiều nhạc cụ và mic thì công suất đỉnh cao (peak) luôn lớn hơn nhiều khi chơi tập dượt và hiện tượng bị hỏng tiếng cũng dễ sảy ra hơn.
6. Nói đến việc chỉnh âm thanh live không ai không biết đến DI-box, một thiết bị quan trọng để kết nối giữa nhạc cụ, mic với Bộ trộn âm mà không gây thất thoát về chất lượng tín hiệu. Những điểm quan trọng của DI-box:
- Tín hiệu khi truyền qua 1 quãng đường dây dài không đồng trục (Asymmetric) thì càng bị kém chất lượng đi (do tính chất sản sinh từ trường của dòng điện xoay chiều của tín hiệu) đặc biệt ở tần số thấp và level tín hiệu cao, dễ sinh ra tiếng “krrr” (harmonic distortion). DI-box giúp cho tín hiệu từ dây asymmetric (thường cắm từ nhạc cụ) chuyển qua đồng trục symetric (XRL) và có thể đảm bảo chất lượng khi đi xa tới tận bộ trộn âm (thường qua dây Multicore với nhiều dây XRL).
- Chệnh lệch trở kháng giữa các nhạc cụ, mic và giữa các loa khác nhau là 1 trong số những nguyên nhân quan trọng làm cho âm thanh của các nhạc cụ hay mic thường cái to cái nhỏ, gây nhiều rắc rối khi chỉnh live (làm mình phải chỉnh Gain-tiền khuếc đại khác nhau). Vì vậy để thống nhất 1 Impedance chuẩn người ta luôn cắm nhạc cụ và mic qua DI-box.
7. Micro không dây tốt là Micro không thu những tạp âm ở xung quanh vào mà có tính định hướng cao. Mic Dynamic (cuộn dây) thường không thu trung thực ở mọi tần số nhưng lại không quá nhạy cảm như Mic Condenser (tụ điện). Ngược lại Mic Condenser lại thu đc cả những âm tân thấp và cao. Tuy nhiên cũng đắt hơn vì chế tạo khó và có tính polar. Mic Cond. thường được dùng trong phòng thu, bộ trống hay thu âm tổng thể của 1 khu vực nào đó. Vì nó quá nhạy cảm với va chạm nên không thể cho người hát live cầm vào được. Mic Cond. phải cần 1 dòng điện phụ phantom (thường 48V) để đưa tụ điện tới 1 ngưỡng có thể thu được âm. Mic tốt và dở có thể chênh nhau về giá cả rất lớn. Những cái Mic không dây của Headphone không thể nào dùng để trình diễn hay thu âm như nhiều người làm được. Mic Piezoelectric thường được gắn trên đàn ghita, thu âm dựa vào giao động trên mặt đàn và có trở kháng cao.
Thiết lập chỉnh micro cho dàn âm thanh hội trường
+ Bước 1: Cắm Micro vào vị trí, (nếu bạn chưa biết cách cắm thì mời bạn tham khảo Cách kết nối Micro không dây vào Amply) đưa volume của music về vị trí tối thiểu.
+ Bước 2: Điều chỉnh các Volume tổng, Volume micro và tất cả các chiết áp như Balance, Echo, Mid, Low, Dly, Hi, Rpt đến vị trí Normal mà nhà sản xuất đã thiết kế.
+ Bước 3: Bật nguồn thử Micro. Tùy thuộc không gian, tiêu cách âm phòng hát mà có thể tăng giảm Echo, Rpt, Dly; khi đó vị trí Normal của bạn thay đổi trong phạm vi sang trái hoặc sang phải khoảng 10 – 15 độ sao cho giọng nói không bị vang quá mức, không lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Bước 4: Chỉnh giọng nói với những người thiên chất Bass: đưa volume bass của Micro sang trái từ 10- 90 độ, giọng thiên tress tương tự vậy, còn với những người giọng yếu bắt buộc phải đưa volume Mid của Micro từ 10 – 45 độ.
+ Bước 5: Sau khi đã điều chỉnh Micro xong; đưa Volume music (nhạc) lên sao cho tiếng nhạc không được vượt quá tiếng micro đã chỉnh; nếu thấy có hiện tượng tiếng hú phải đưa Hi của Volume tổng sang trái từ 10 – 90 độ .
Thiết lập chỉnh bàn Mixer, Amply cho dàn âm thanh hội trường
+ Bước 1: Cắm micro vào khe cắm, đưa các nút điều chỉnh về vị trí giữa (gọi là 12h theo kim đồng hồ) nút Vol micro có thường ở mức 11-1h là chuẩn.
+ Bước 2: Căn chỉnh các nút Low, Mid, Hi trên đường line đó đến khi nào ta thấy hài lòng nhất, nhưng vẫn ở mức trên hoặc dưới 12h, không nên chỉnh quá cao hoặc quá thấp nút nào.
+ Bước 3: Điều chỉnh Echo tổng lên (từ 10h đến 12h). Để nút Low và Hi ở mức giữa hướng 12h. Nhưng quan trọng nhất là chỉnh nút RPT và DLY.
Lưu ý: Chỉnh Echo cao một chút khi sử dụng cho những người tông giọng yếu và các nút để ở 12h nút Vol Echo trên 12h một chút, nút RPT và nút DLY là quan trọng, hai nút này chỉnh kéo dài tiếng làm mềm tiếng và thời gian của tiếng lặp lại.
Đối với những người hát chuyên nghiệp thì bạn nên chỉnh sao cho tiếng ca nghe thật hơn, vì sẵn trong giọng của họ đã có Echo. Bạn chỉ cần làm cho âm thanh mềm mại hơn là được (DLY nằm trong khoảng 11 – 1h) để cho số lần lặp lại nhanh hơn 1 tý để không có cảm giác là âm thanh lặp lại.
+ Bước 4: Phối hợp tiếng Micro, micro không dây và tiếng nhạc sao cho hài hoà , tiếng nhạc nhỏ hơn tiếng micro để người hát luôn nghe rõ và cảm thấy micro hát nhẹ, không mất nhiều sức. Hơn nữa tâm lý chung là ai cung thích nghe tiếng hát của mình!
Hy vọng với cách chỉnh âm thanh trong hội trường trên đây của Bảo Châu Audio sẽ giúp bạn tự tin làm chủ được hệ thống dàn âm thanh trong hội trường.
➣➣➣ Xem thông tin các mẫu Loa karaoke hát hay giá rẻ nhất tại đây: https://chauaudio.com/loa-karaoke
0 Bình luận chủ đề này