Tìm hiểu Nguyên nhân loa bị rè và cách khắc phục lỗi nhanh nhất
Thuật ngữ âm thanh là gì? làm sao để các dân chơi âm thanh có thể phân biệt được các thông số kỹ thuật từng loại thiết bị âm thanh khác nhau. Nhưng chúng ta đã biết, mỗi người nếu chuyên về 1 ngành nghề nào đó, họ luôn phải đi sâu vào chuyên ngành, mỗi chuyên ngành đều cần có những ngôn ngữ và kinh nghiệm chuyên ngành đi sâu. Đối với dân chơi mảng âm thanh người ta gọi là thuật ngữ chuyên ngành âm thanh. Nếu bạn mới chơi âm thanh, bạn chưa am hiểu được điều này hay là đôi khi tiếp xúc trực tiếp với những người “sành” về âm thanh, có những thuật ngữ với những tiếng nước ngoài rất khó hiểu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thuật ngữ chuyên cho người chơi âm thanh
➠ ➠ ➠ Tham khảo thêm một số mẫu loa hát karaoke chính hãng mới nhất năm 2020
Driver (củ loa/loa con):
Một bộ phận trong hệ thống loa trực tiếp tạo nên âm thanh, ví dụ như loa trung, loa bass (woofer) hoặc loa treble (tweeter). Như vậy, thuật ngữ “loa” cần hiểu là một hệ thống gồm có loa con + bộ phân tần + thùng loa và những chi tiết phụ khác.HDMI (High Definition Multimedia Interface)
Có nghĩa là Giao diện đa phương tiện độ phân giải cao, để truyền tải tín hiệu video số từ nguồn phát tới TV. Nguồn phát phải chuyển tín hiệu số sang analog. Kết quả là tín hiệu “sạch” được truyền tới TV có trang bị HDMI hay DVI. Dây tín hiệu HDMI có thể truyền được tín hiệu hình và tiếng. Jack gồm 19 chân kim (19 pin).
DTS NEO:6
Là phần mềm xử lý âm thanh phòng phim. Có thể chuyển hoá âm thanh stereo 6 kênh riêng biệt từ stereo hai kênh (Analog)
- Được thiết kế trong các amplifier đa kênh.
- Tạo thành một bức màn âm thanh cho những không gian rộng.
DTS ES (Extended Surround)
Sự phát triển từ DTS 5.1 kênh. Khác biệt giữa DTS 5.1 và DTS ES là DTS ES được cộng thêm 1 kênh surround back phía sau người nghe nhằm tạo hiệu ứng surround ở 360 độ. Sản phẩm ampli cao cấp có thể lên đến 7.1 kênh.
Thường được thiết kế Amplifier đa kênh
DTS 96/24
Là phần mềm xử lý âm thanh cao cấp thuộc thế hệ mới nhất.
- 96 thể hiện của 96 khz (so với kỹ thuật hiện tại 48khz).
- 24 thể hiện của 24 bit. Cho phép diễn đạt rất rộng và chi tiết của tín hiệu âm thanh.
Được mã hoá cho các loại đĩa DVD-V, DVD-A, SACD.
Được cài đặt trong các ampli đa kênh AVC, AVR, D/A (hộp giải mã)
DTS Digital Surround
Là phần mềm xử lý âm thanh từ nguồn phát đã được giải mã chuyển hóa sang 5.1 kênh riêng biệt của âm thanh. Được thiết kế trong các sản phẩm điện tử dân dụng.
- Được mã hoá vào các loại đĩa DVD–V,LASERDISC
- Được cài đặt trong các ampli đa kênh.
DTS (Digital Theater Sound)
Kỹ thuật này giống như DOLBY DIGITAL (5.1) với các kênh âm thanh độc lập. Do sự tiến bộ về kỹ thuật DTS là sản phẩm mới hơn, xử lý âm thanh phòng phim chi tiết hơn.
Dolby Digital
Khắc phục được nhược điểm này của Dolby Pro Logic với 5 kênh âm thanh dải tầng rộng riêng biệt cùng 1 kênh tầng số thấp (5.1) kỹ thuật này làm cho âm thanh phòng phim trở nên sống động và tinh tế hơn.
Dolby Pro Logic
Là kỹ thuật đường truyền 2 kênh analog chuyển đổi thành 4 kênh âm thanh riêng biệt cho từng loa. Tuy nhiên âm thanh phòng phim tối thiểu phải có 5 vị trí loa hoặc nhiều hơn nữa. Do đó sẽ có 2 vị trí loa phải chia nguồn tín hiệu (thường là loa surruond)
Super Video (S-Video)
Là kết nối video tín hiệu analog, trong đó phần tín hiệu B/W và Color được truyền một cách riêng rẽ. Tín hiệu này sau đó được kết hợp lại bởi TV hay đầu thu tín hiệu. Kết quả là màu sắc không bị nhòe và hình ảnh được “gọt giũa” rõ nét.
- Đầu jack din bao gồm 4 chân kim hay còn gọi là 4 pin. Được hàn với dây 4
Component Video
Đường truyền tải hình ảnh. Truyền tải độ sáng, trắng, đen và tín hiệu màu tách biệt. Các thành phần B/W được chuyển qua cáp từ nguồn hình, như DVD tới thiết bị hiển thị, như TV hay màn chiếu. Kết nối này gồm 3 dây cáp RCA có màu đỏ, xanh lục, xanh lam.
Composite Video
Đường truyền tải màu và tín hiệu video. Truyền tải độ sáng và tín hiệu màu cùng nhau. Kết nối này thường có đầu Jack màu vàng
Digital
Là kỹ thuật phát tín hiệu nhị phân (binary signal). Cách hoạt động là đóng mở nhanh (flash “on” and “off” hoặc “1” and “0”). Quá trình truyền tải âm thanh và hình ảnh giống như đường truyền analog (dùng dây) nhưng không bị nhiễu và méo tiếng (sử dụng 1 dây)
Analog
Là kỹ thuật phát tín hiệu theo dạng sóng điện từ (wavy electrical signals) có hình sin. Do các thiết bị audio và video tạo ra. Kỹ thuật này dễ bị nhiễu do quá trình di chuyển của điện từ (sử dụng tối thiểu hai dây)
Woofer (loa trầm)
Là loa to nhất trong một thùng loa, làm nhiệm vụ tái tạo tiếng bass
WIDESCREEN (màn hình rộng)
Có rất nhiều chương trình TV và đĩa DVD có khuôn màn ảnh rộng tỷ lệ 14/9, 16/9 và 21/9, trong khi TV thông thường có tỷ lệ là 4/3
WATT
Đơn vị đo công suất. số watt càng lớn, công suất càng mạnh, nhưng loa kêu to đến mức nào còn phụ thuộc vào độ nhạy của loa, kích thước phòng nghe. Xem thêm PMPO
VALVE (TUBE)
Đèn điện tử, cho âm thanh ấm áp, quyến rũ
THX Surround EX
Bản quyền chính thức của hệ thống giải mã dùng cho phần mềm Dolby Digital Surrond EX. Dạng thức này cũng có thể áp dụng cho phần mềm DTS EX. Luôn sử dụng hai loa center-rear
Tweeter (loa tép)
Loa làm nhiệm vụ tái tạo các âm thanh tần số cao
TRIAMPING/TRIWIRING
Giống như biamping và biwiring song là ở loa có 3 đường loa (3 loa). Cần tới 3 cặp dây loa và 3 ampli stereo nếu như bạn muốn đấu loa theo kiểu triaming
Treble
Âm thanh tần số cao
TOROIDAL
Biến thế hình xuyến có độ ổn định cao và ít gây nhiễu cho mạch điện xung quanh
TONEARM
Cần quay đĩa, thiết bị giữ đầu car-tridge của máy quay đĩa than
Subwoofer (loa siêu trầm)
Là một thùng loa bass riêng biệt cho ra tiếng thật trầm mà các loa nhỏ khác không làm được
Thiết bị âm thanh chính hãng do Vina karaoke cung cấp: Ampli Jarguar, Dàn karaoke gia đình, Dau karaoke, đầu karaoke vietktv, Loa AAD, Amply Arirang,dau karaoke 6 so, đầu karaoke acnos
Six Chanel Input (6 đầu vào)
Rất nhiều đầu DVD hiện nay có lắp sẵn bộ xử lý Dolby Digital ở bên trong với 5 đường ra surround độc lập và một đường ra cho loa siêu trầm. để sử dụng tiện ích này cần có ampli xem phim 6 đường vào ( mỗi một đường input cho một kênh âm thanh surround).
SHIELDING (bọc kim chống nhiễu)
Giữ cho dây dẫn hoặc máy móc thiết bị không bị nhiễu ngoài mong muốn.
SIGNAL – TO – NOISE RATIO (TỶ SỐ TÍN HIỆU TRÊN TẠP ÂM)
Được đo bằng dB, thể hiện sự khác biệt giữa mức tín hiệu âm thanh và tạp âm có trong tín hiệu. Máy có chỉ số này càng lớn, độ ồn trong tín hiệu càng nhỏ, âm thanh tạo ra càng trong trẻo, rõ rang
PREAMPLIFIER
Bộ tiền khuếch đại. Có thể được thiết kế liền với phần công suất như trong một tăng âm intergrated hoặc là một cục rời để dùng với tăng âm công suất
Power Handling
Công suất an toàn tối đa mà loa có thể chịu tải được. Tuy nhiên, nên nhớ rằng tăng âm có công suất quá nhỏ sẽ khó đẩy loa hơn là ampli có công suất lớn
PMPO (Peak Music Power Output)
Công suất đỉnh đạt được ở một thời điểm, không phải là công suất lien tục của thiết bị. Thường ghi trên các bộ dàn liền, dàn mini, hoặc radio cassette tạo cảm giác giả tạo cho người ta rằng máy có công suất lớn
Phono Stage (tần khuếch đại Phono)
Tín hiệu ra từ đầu đĩa than rất nhỏ so với tín hiệu ra từ đầu CD hoặc đầu băng cassette. Do đó rất nhiều ampli có them mạch khuếch đại dùng cho đầu đĩa than, gọi là tầng phono để nâng mức tín hiệu từ đĩa than lên bằng mức tín hiệu của đầu CD
Passive (thụ động)
Một mạch điện hoặc một thiết bị khuếch đại nhưng không có các linh kiện tích cực như transistor hoặc đèn điện tử, do đó mạch thụ động không khuếch đại được công suất của tín hiệu. Hầu như không có độ méo
Ohm
W – Đơn vị đo trở kháng. Trở kháng của loa được đo bằng ohm. Thông thường chỉ số loa càng thấp càng khó đánh
NICAM
Âm thanh tivi chất lượng cao gần như CD, được truyền đồng thời cùng tín hiệu hình ảnh. Hiện sử dụng chủ yếu ở các nước Châu Âu
Binding post
Trạm cắm dây loa có thể dùng jack cắm banana hoặc dây trần vặn vào
Bi-Wire
Là cách đấu dây loa theo 2 cầu tách biệt. Dây loa từ Ampli vào loa chia ra thành 4 đường và vào 2 cầu (Hi frequency và Low frequency) của loa (xem hình). Hầu như ngày nay cách đầu này rất phổ biến
Biamping
Cách đấu loa dùng mỗi kênh ampli đánh riêng cho mỗi dải tần của loa. Ví dụ ta có cặp loa 2 đường tiếng, ta dùng 2 ampli stereo đánh mỗi kênh riêng biệt
Bass reflex
Loa được thiết kế có lổ thoát hơi để tăng cường tiếng bass. Nếu thoát hơi nằm phía sau loa khi ta đặt gần tường, âm bass sẽ tăng lên rất nhiều
Balanced Connections
Dây dẫn tín hiệu gồm dây dương, dây âm và dây bọc chống nhiễu. Dây dẫn thông thường dây âm có công dụng như là dây bọc chống nhiễu luôn. Một số vùng gọi dây balance là AES/EBU
Analogue
Băng từ LPs/casstte lưu âm thanh dưới dạng analog
ADD (Analog Digital Digital)
Âm nhạc được thu âm ở dạng analog (A), đánh dĩa gốc cũng ở dạnh analog và lưu trên CD ở dạng digital
AAD (Analog Analog Digital)
Nếu ta thấy chữ này trên CD nên hiểu rằng CD này được thu là làm đĩa gốc ở dạng analog nhưng chứa trên CD dưới dạng digital
DTT ( Decoupled Tweeter Technology)
Đây là một kỹ thuật làm loa tép của Jamo. Jamo quan niệm rằng khó khăn lớn nhất cho các nhà làm loa là chống rung. Với kỹ thuật DTT, loa tép được định vị bằng một màng nhún có tác dụng chống cộng hưởng các dao động từ mặt trước thùng do loa bass gây ra. Đây là công nghệ mới hiện chỉ có jamo áp dụng cho dòng loa E 6 và E 7 . Riêng dòng loa C 80 và C 60 kỹ thuật DTT đã được cải tiến bằng cách loa tép được đặt trong 1 cái nồi đúc và có một miếng ron giảm chấn, chất lượng âm thanh tốt hơn rất nhiều với kỹ thuật này
1080p, 1080i
1080p là chữ viết tắt của 1920 x 1080 điểm ảnh (pixels) , một trong những thông số kỹ thuật cho biết chất lượng hình ảnh dùng trong TV có độ phân giải cao ( HDTV). Chữ p nhỏ là viết tắt của Progressive, cho biết rằng hình ảnh phát ra dưới định dạng Progressive ( một kỹ thật cho phép truyền 50 hình trên giây 50fps).
1080i là viết tắt cho 1920 x 1080 điểm ảnh và chữ i cho biết hình ảnh phát ra dưới dạng interlaced. Với thông số 1080i cho chúng biết nếu hình ảnh truyền dưới dạng interlaced lên đến 1080 điểm ảnh, con số cao nhất đến thời điểm này
DVI
DVI (là viết tắt của thật ngữ Digital Video Interface). Nghĩa là giao diện ảnh số, một thông số kỹ thuật được phát triển bởi DDWG( Digital Dispay Working Group) nhằm cung cấp cho các màn hình dùng kỹ thuật số và analog thông qua cổng nối đơn. Có 3 dạng DVI khác nhau: DVI-A thiết kế cho tín hiệu analog, DVI-D thiết kế cho tín hiệu digital và DVI-I (integrated) thiết kế cho cả 2 analog và digital.
Dùng cổng DVI, một tín hiệu Digital được gửi đến màn hình thường sẽ được chuyển qua tín hiệu analog. Nếu là loại màn hình có cổng DVI-A thì không cần chuyển đổi dạng sóng. Hình ảnh dưới dạng này có độ phân giải cao, rất nét và sống động
AL 24 Processing của Denon
AL 24 processing thừa hưởng kỹ thuật của phiên bản gốc ALPHA Processing được dùng cho series Hi-End S1 của Denon trước đây. Kỹ thuật AL 24 hiện nay làm giảm thêm độ méo lượng tử và cung cấp một kỹ thuật tái tạo dạng sóng analog tối ưu nhằm cung cấp nhiều hơn lượng nhị phân ( bit) và tần số lấy mẫu đáp ứng các phương tiện truyền thông thế hệ mới
AL 24 Processing nhận ra được lọai data digital được đưa vào và tự động thêm lượng data vào để đạt được dạng sóng analog như mong muốn. AL 24 Processing không chỉ cung cấp data digital 16 bit mà còn có data 18-20 và 24 bit cũng như đưa vào data với tần số lấy mẫu 96 kHz
Xử lý âm học (Acoustic treatment):
Có ba loại thiết bị được dùng để xử lý âm học gồm tiêu âm, tán âm và phản âm. Tiêu âm khiến âm thanh loãng hoặc mỏng hơn, tán âm thay đổi đường đi của sóng âm với các chiều khác nhau, phản âm khiến âm thanh phản xạ trực tiếp theo chiều ngược lại.
Phân tần chủ động (Active Crossover):
Phân tần chủ động gồm các linh kiện chủ động, phổ biến nhất là op-amp. Phân tần chủ động hoạt động ở các chế độ phù hợp với công suất đầu vào từ ampli. Phân tần động có bao nhiêu đường tiếng cần bấy nhiêu ampli để đánh ra loa.
Đầu vào của phân tần chủ động kết nối với ampli công suất, phân tần bao nhiêu đường tiếng cần từng ấy ampli để khuếch đại.
Dòng điện xoay chiều (Alternating Current – AC):
Là dòng điện thay đổi định kỳ về hướng và cường độ.
Không khí (Ambience):
Đặc điểm âm học của một không gian do các âm phản xạ quyết định. Một phòng có nhiều hồi âm được gọi là phòng “sống”, phòng ít hoặc không có hồi âm gọi là phòng “câm”.
Nhiễu xung quanh (Ambient Noise):
Âm thanh xuất hiện trong phòng nhưng không xuất phát từ loa, nhạc cụ hoặc các nguồn phát âm khác.
AWG (American Wire Gauge):
hệ thống đo độ dày của dây dẫn. Trị số AWG càng thấp thì độ dày càng cao.
Tăng âm (Amplifier):
Là thiết bị để tăng mức tín hiệu. Ampli được dùng để tăng điện áp, dòng điện hoặc cả hai.
Biên độ (Amplitude):
Khoảng cách giữa các đỉnh của sóng âm, tín hiệu biên độ càng lớn thì âm thanh phát ra càng to.
Tương tự (Analog):
Sự mô tả sóng âm một cách liên tục. Ngược lại, kỹ thuật số (digital) mô tả các giá trị ước tính trong các khoảng thời gian rời rạc.
Phòng câm (Anechoic):
Không có tiếng vọng. Một phòng không có tiếng vọng là phòng không có âm phản xạ.
Bất đối xứng (Asymmetrical):
Thường dùng để mô tả âm thanh của một thiết bị không cân bằng, lệch trục giữa.
Suy yếu (Attenuate):
Sự suy giảm về mức độ, cường độ của tín hiệu, của âm thanh.
Tần số âm thanh (Audio frequency):
Dải âm mà tai người nghe thấy, thông thường từ 20 Hz đến 20 kHz.
Trục (Axis):
Đường/trục tưởng tượng chạy từ loa tới vị trí người nghe.
Vách (Baffle):
Trong mỗi chiếc loa, thuật ngữ vách thường được dùng để chỉ tấm chắn phía trước gắn mặt loa.
Giắc bắp chuối (Banana Plug):
Là đầu nối có hình bắp chuối với chiều rộng chừng 1/8 inch, chiều dài khoảng 1 inch được cắm thẳng vào lõi của cọc đấu nối phía sau loa hoặc ampli.
Dải thông tần (Bandwidth): Một dải tần số cụ thể.
Tiếng trầm (Bass): Âm trầm trong dải âm thanh với tần số phân bổ từ 0Hz cho tới 200Hz.
Thùng loa cộng hưởng (Bass Reflex): Là loại thùng loa sử dụng một khoang riêng hoặc ống dẫn để tăng cường tiếng trầm.
Phân tần chủ động (Active Crossover)
Là thiết bị dùng để chia tín hiệu analoge ra các vùng tần số theo sự can thiệp chủ động của con người.
Suy yếu (Attenuate):
Thường thì ta gọi Attenuate là 1 chiết áp. Núm chỉnh volume là 1 ví dụ điển hình của Chiết áp .
Tần số âm thanh (Audio frequency): Dải âm
Nếu nói về tần số âm thanh, nhưng về lý thuyết tai người có thể nghe trong khoảng 20 Hz -> 20 kHz (
Âm thanh hai cầu (Bi-amping)
dùng 2 amply để đánh 2 cầu loa. 1 cầu là dải low, còn 1 cầu là dải mid-high. Việc chơi này k nhất thiết phải có phân tần chủ động. Chỉ cần loa có 2 cặp cầu loa là được rồi.
Đấu dây đôi (Biwiring)
Là việc sử dụng hai cặp dây loa đấu từ một ampli để đánh riêng rẽ cho dải trầm và dải cao trên một cặp loa.
–> tức là 1 cặp dây là 1 cặp cầu loa. Như vậy loa cần phải có 2 cặp cầu loa/ 1 loa thì chơi được.
CD (compact disc):
Thuật ngữ thương mại đối với hệ thống lưu trữ âm thanh kỹ thuật số trên đĩa quang do Sony và Philips sản xuất. Hệ thống lưu trữ này có thể lưu được 80 phút. Thực tế nếu chọn chế độ overburn thì có thể tới 82~83 phút.
CD-RW (compact disc-rewriteable):
Loại đĩa compact có thể ghi dữ liệu nhiều hơn một lần.
tức là có thể ghi, rồi sau đó xóa và ghi cái mới
Loa trung tâm (Center Channel speaker)
Loa trung tâm được sử dụng để tái tạo giọng nói, hội thoại hoặc bất kỳ loại âm thanh nào khác được mix trong quá trình sản xuất đĩa. Trong ứng dụng gia đình, loa trung tâm thường được đặt ngay trên hoặc dưới tivi. Loa trung tâm đóng vai trò quan trọng, là chiếc cầu nối âm thanh từ loa đằng trước bên trái sang loa đằng trước bên phải. Chiếc loa này tạo nên sự liền lạc và thuyết phục đối với trường âm của một bộ phim.
Cáp chuyển đồng trục (Coaxial cable):
Là loại cáp trở kháng 75 ohm được sử dụng phổ biến để kết nối tivi với một số hệ thống ăng-ten của đài FM hoặc đài truyền hình. Thiết bị này cũng được sử dụng để kết nối bộ cơ của đầu đọc CD hoặc đầu đọc DVD tới bộ chuyển đổi DA.
Sự gắn kết (Coherence):
Khi nghe nhạc, sự gắn kết ám chỉ việc âm thanh của hệ thống hài hòa và đồng nhất tới mức nào.
Nhuộm mầu (Coloration):
Thuật ngữ ám chỉ âm thanh của hệ thống đã thêm thắt một số đặc điểm không giống với âm thanh nguyên bản. Việc nhuộm màu có thể khiến người nghe thấy âm thanh lọt tai, song về tổng thể âm thanh không còn được chính xác như tín hiệu ban đầu.
Bộ cơ CD (Compact Disc Transport):
Thiết bị đọc thông tin dưới dạng nhị phân từ đĩa compact và chuyển tới bộ phận bên ngoài để hoán chuyển thành tín hiệu tương tự.
Cone (Nón loa):
Là màng loa dạng nón được gắn vào cuộn dây âm để tạo sóng dao động trong không khí giúp đôi tai cảm nhận được âm thanh.
Crossover (Phân tần):
Là bộ phận thụ động (trong một thùng loa) hoặc chủ động (trong bộ xử lý) phân chia các dải tần cụ thể tới từng loa con riêng biệt của mỗi hệ thống loa. Nếu không có bộ phân tần thì mỗi củ loa sẽ chịu toàn bộ dải tần qua nó.
Crossover Frequency (Tần số cắt):
Là tần số mà hệ thống phân tần của loa chọn để đưa tín hiệu audio vào mỗi loa con.
Crossover Slope (Độ dốc tần):
Ở điểm các loa con suy hao khi phải thể hiện các tần số không mong muốn, được tính bằng dB/oct. Chỉ số này càng cao thì độ dốc càng lớn, sẽ thu hẹp lại những vùng mà ở đó, âm thanh chuyển từ loa này sang loa khác.
DAC – Digital to Audio Converter (Bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự):
Là thiết bị chuyển/giải mã chuỗi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự.
Damping (Tiêu tán):
Sự suy yếu của của của tần số cộng hưởng theo thời gian.
Damping Material (Vật liệu tiêu tán):
Bất kỳ loại vật liệu nào được trang bị để tăng độ tiêu tán như bông thuỷ tinh, đệm polyester hoặc mút… đặt trong thùng loa để giảm sự cộng hưởng tần số của nón loa bass.
Decibel (dB):
Là đại lượng để đo cường độ của âm thanh. Mỗi dB được coi là một sự thay đổi nhỏ nhất trong cường độ âm thanh, có thể nhận biết được bởi tai người.
Diaphragm (Màng rung):
Trong một củ loa, màng rung là chi tiết được điều khiển bởi cuộn dây loa, nó chuyển động và tạo ra sóng không khí, tạo nên âm thanh. Màng rung thường có hình dáng của hình nón hoặc dạng vòm.
Dipolar (Lưỡng cực):
Là thiết kế loa với những cặp loa đối diện được cân chỉnh cho lệch pha và toả âm ra nhiều hướng khác nhau. Điều này dẫn tới việc triệt âm lẫn nhau giữa các loa con và người nghe chỉ cảm nhận được âm thanh được phản hồi từ những bức tường xung quanh phòng nghe. Công nghệ này thường được ứng dụng trong loa “surround” của hệ thống home theater.
Dispersion (Phát tán):
Là sự phát tát của sóng âm sau khi ra khỏi loa.
Distortion (Méo):
Đây là thuật ngữ được sử dụng cho bất kỳ một yếu tố nào làm biến đổi tín hiệu đầu vào gốc, khác với việc thay đổi về mặt âm lượng.
Dolby Digital:
Là phương pháp của phòng thí nghiệm Dolby trong việc mã hoá và giải mã các kênh âm thanh trong xem phim và nghe nhạc.
Dolby ProLogic:
Là phương pháp ma trận của phòng thí nghiệp Dolby để mã hoá 4 đường tín hiệu âm thanh (phía trước bên trái, phía trước bên phải, trung tâm phía trước và phía sau) thành hai đường và sau đó tái tạo bằng bộ giải mã Dolby ProLogic.
Dome (Loa treble đom):
Là loa trình diễn dải tần cao với màng rung dạng vòm.
DSP (Xử lý tín hiệu số):
Chương trình được sử dụng để thay đổi tín hiệu đầu vào số với một số ứng dụng phổ thông như xử lý thời gian trễ của các loa phía sau, cân chỉnh cho loa subwoofer, lọc tần số thấp khỏi các loa vệ tinh và thêm các hiệu ứng (rạp hát).
DTS (Hệ thống rạp hát số):
Là tên gọi của phương pháp mã hoá các kênh âm thanh để xem phim và nghe nhạc. Có thể lên tới 7 kênh (6.1). Phương thức này tỏ ra ưu trội hơn so với Dolby Digital 5.1.
Dynamic Range
Khoảng cách giữa một dãi âm thanh, từ đoạn âm thanh lớn nhất đến đoạn âm thanh nhỏ nhất trong âm nhạc.
Kỹ thuật Balanced Conductors
2 sợi dây dẫn, mỗi sợi gồm 2 ruột dẫn độc lập nhằm truyền tải tín hiệu ở hai bán kỳ hình sin một cách hoàn hảo
Kỹ thuật 2 Way Time Correct® Windings
Cấu trúc dây được thiết kế với các đường truyền riêng biệt dành cho tần số cao và tần số thấp giúp các tần số truyền tải với một tốc độ giống nhau và cho âm thanh chính xác
Kỹ thuật 3 Way Time Correct® Windings
Cấu trúc dây được thiết kế với các đường truyền riêng biệt dành cho tần số cao tần số trung và tần số thấp giúp các tần số truyền tải với một tốc độ giống nhau và cho âm thanh chính xác
➠ ➠ ➠ TƯ VẤN: tổng hợp tất cả các bộ dàn hát karaoke hay được các chuyên viên âm thanh của Bảo Châu Audio phối ghép!
CHAUAUDIO.COM
0 Bình luận chủ đề này