Danh mục sản phẩm

Những lưu ý khi mua đầu CD cũ

BaoChauElec 9 năm trước 4967 lượt xem

    Đầu CD hiện nay có rất nhiều loại, nhưng những loại đầu mới của các hãng từ Mỹ, Đức, Italy... có giá khá đắt, dao động từ 1.000 USD đến hàng chục nghìn USD. Do đó, những audiophile bình dân muốn thưởng thức vẻ đẹp của âm nhạc hay săn lùng hàng "bãi", còn gọi là hàng "cỏ", với mức giá dễ chịu mà âm thanh vẫn hay.  Tuy nhiên, chọn lựa đầu CD cũ chất lượng tốt, bạn phải thật cẩn thận và có những hiểu biết khá tốt. Dưới đây là một vài kinh nghiệm cho bạn:

    Trong thời đại của internet hiện nay, khi muốn nghe bài hát nào người ta chỉ cần lên Zing.mp3, Youtube… gõ vài từ khóa là có thể nghe được ngay lập tức.
     


    - Kiểm tra mắt đọc bằng đĩa xước: 

    Đầu CD cũ thường rất hay bị trục trặc về mắt đọc, vì vậy khi đi mua, bạn nên mang theo một số đĩa bị xước hoặc đĩa khó đọc để thử. Trong trường hợp, mắt đọc không nhận đĩa hoặc khi đọc bị vấp thì bạn nên cân nhắc kỹ xem có nên mua hay không. Nếu mua thì bạn phải xác định khả năng thay mới mắt đọc vì một số loại mắt đọc đời cũ hiện rất khó kiếm trên thị trường. Ngoài ra bạn còn phải tính đến "độ" lại mắt, hoặc thậm chí thay mới cả bộ cơ.

    - Kiểm tra tốc độ nhận track của đầu đọc:

    Kiểm tra tốc độ track (đường đi) của đầu CD nghĩa là bạn kiểm tra khả năng nhận tín hiệu của máy nhanh hay chậm sau khi bạn ấn lệnh thay đổi. Nếu máy tốt thì thời gian xử lý lệnh càng nhanh và ngược lại. Trong trường hợp nếu các số thứ tự hiển thị trên màn hình chập chờn, mắt đọc lâu nhận tín hiệu hoặc một số bài máy không nhận được thì đầu CD đó đã bị hiện tượng “tracking”.
     

    Kiểm tra tốc độ nhận track của đầu đọc bằng điều khiển hoặc nhấn trực tiếp.



    - Chú ý bộ cơ của đầu đọc: 

    Nếu bạn nhận thấy bộ cơ quay không đều hoặc phát ra những tiếng lịch kịch thì đó chính là dấu hiệu nó đã quá già cỗi. Lúc này, bạn nên xem xét có nên mua sản phẩm đó hay không. 

    - Xem kỹ máy: 

    Khi xem máy, bạn phải xem thật kỹ từ vỏ ngoài, mặt dười, giác cắm tới các thiết bị bên trong. 

    Nếu các bộ phận bên ngoài bị oxi hóa thì chiếc đầu CD này đã quá cũ. Nếu bên trong có các vết hàn khác thường, con tụ bị xộc xệch, các bó dây bị rối tung…. Chứng tỏ đầu CD này đã từng bị tháo ra sửa chữa.

    Khi tháo ra xem bên trong, bạn nên chú ý xem kết cấu máy và các linh kiện có phải loại chuyên dùng cho audio không.
     



    - Nghe thử với nhiều loại đĩa: 

    Với các CD cũ, dù đã xem xét kỹ nhưng bạn vẫn phải nghe thử với nhiều loại đĩa khác nhau mới có thể khẳng định nó có tốt hay không. Nếu bạn không có khả năng thẩm âm, hãy nhờ một chuyên gia đi cùng. Nếu không, khi nghe bạn tập trung vào khả năng xử lý từng dải âm thanh của đầu CD (dải cao, dải trung, dải thấp), chú ý đến nhạc tính, không gian, dải động, độ chi tiết và tiết tấu khi xử lý các bản nhạc phức tạp của nó.

    - Độ phù hợp với những thiết bị khác: 

    Đây là điều rất quan trọng vì một bộ thiết bị âm thanh nghe nhạc có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một đầu CD tốt nhưng không phù hợp với amply, loa thì cũng không cho ra âm thanh hay được. Nếu như không có điều kiện mang theo loa, amply ra cửa hàng để kết nối thử, bạn hãy cố hình dung khả năng kết nối giữa chúng khi nghe thử âm thanh.

    - Dựa vào “giá sách”:

    Giá bán ban đầu (còn gọi là giá "sách" hay giá list) của đầu CD cũng là một thông tin để giúp bạn đánh giá "đẳng cấp" của nó. Một đầu đọc second hand được bán trên thị trường chỉ với giá vài trăm USD nhưng giá "sách" của nó khi xuất xưởng lên tới 2.000 USD thì đó là một đầu đọc loại tốt. Những thông tin này bạn có thể trên internet hoặc hỏi ý kiến tư vấn của những người chơi đầu CD cũ có kinh nghiệm.

    4967 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan
    Xem tất cả bài viết liên quan

    0 Bình luận chủ đề này

    Chọn đánh giá của bạn
    facebook zalo