Danh mục sản phẩm

Những bí quyết tạo nên một dàn âm thanh hay và độc đáo

BaoChauElec 9 năm trước 4407 lượt xem

    Làm sao để Những bí quyết tạo nên một dàn âm thanh hay và độc đáo. Đó là một vấn đề rộng rãi và mơ mộng, hiện nay với các chiến lược độc đáo và những giải pháp thiết kế mới, âm thanh đã có nhiều thay đổi nhưng quy tắc chung thì vẫn không thể bỏ sang ngoài lề. Để có thế làm toát lên được cái hay của âm thanh quả là 1 vấn đề không hề đơn giản. Hôm nay Bảo Châu Audio xin chia sẻ bài viết: Những bí quyết tạo nên một dàn âm thanh hay và độc đáo. Âm thanh là một thế giới trừu tượng rất khó định lượng và định tính. Đa số khi nghe phụ thuộc vào cảm giác, đôi khi còn phụ thuộc vào tâm trạng. Một điều nữa đó gu thẩm mĩ thưởng thức âm nhạc khác nhau nên trong lĩnh vực này thường hay xảy ra tranh luận kịch liệt giữa những người chơi với nhau khó phân thắng bại. Tất nhiên để đánh giá một cách chính xác các chuyên gia đã đưa ra những tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá chất lượng hệ thống âm thanh Bảo Châu Audio xin được chia sẻ để quý vị tham khảo :

    1. Không gian âm nhạc (sân khấu âm nhạc)

    Đây là tiêu chí quan trọng nhất đối với hệ thống dàn âm thanh cao cấp mà người chơi âm thanh tìm kiếm. Không gian sân khấu chính là sự tái tạo gần giống với sân khấu biểu diễn. Cụ thể là đó là ba chiều chiều cao, chiều rộng và chiều sâu sân khấu. Một bộ dàn hay phải thể hiện được điều này tất nhiên cũng chỉ là dạng sân khấu thu nhỏ . Để đạt được sân khấu như thật không hề đơn giản chúng ta phải chi nhiều triệu USD nên chính vì vậy người ta nói chơi âm thanh không bao giờ có giới hạn là như vậy. Bạn thử tưởng tượng một dàn nhạc khoảng 200 người chơi bản Symphony No1 của Mahler nếu nghe thật sân khấu sẽ rộng lớn đến mức nào. Một điều nữa đó là khi bật bộ đàn phải thể hiện được chính xác vị trí của nhạc công, ca sĩ thể hiện trên sân khấu. Ví dụ bộ trống đằng sau, bộ kèn hai bên, Violon bên trái, Cello bên phải ,ca sĩ ở giữa vv…Nên với những chuyên gia âm thanh có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào sân khấu biểu diễn của hệ thống âm thanh cũng đánh giá được tương đối đẳng cấp của bộ dàn.

    2. Độ động của âm thanh

    Tiêu chí này đánh giá sự linh hoạt và độ chuyển biến của âm thanh từ những tiếng nhỏ nhất và to nhất trong dàn nhạc mà bộ dàn thể hiện. Khi hệ thống âm thanh đạt được điều này âm thanh sẽ sống động, chi tiết, từng động thái mạnh hay nhẹ của nhạc công, hơi thở của ca sĩ, cảm xúc đều có thể truyển tải được đến tai người nghe. Như chúng ta đã biết âm nhạc được cấu thành từ tiết tấu và cường độ, một bộ dàn có độ động kém âm thanh sẽ đều đều, tiết tấu chậm, các cung bậc cảm xúc không thay đổi như là khi ta nghe một ca sĩ hát chưa tới, chưa chạm đến cảm xúc của người nghe. Độ động tốt giúp ta phân biệt được nghệ sĩ này với nghệ sĩ kia chơi khác nhau như thế nào khi chơi cùng một bản nhạc.

    3. Âm sắc âm thanh

    Mỗi một nhạc cụ có một âm sắc và tần số khác nhau ngoài âm chính thì còn có các hài âm xung quanh do kết cấu của từng loại nhạc cụ. Để thể hiện tốt âm sắc bộ dàn phải làm rõ được các hài âm, khi nghe tiếng sáo phải cảm thấy hơi, tiếng violon phải cảm thấy tiếng cọ xát, piano phải thấy tiếng gõ và độ rung của dây vv….Cách tốt nhất chúng ta nên đi nghe live tiếng nhạc cụ trực tiếp không qua hệ thống âm thanh ở nhà hát lớn để so sánh đối chiếu.

    4. Độ cân bằng âm thanh

    Một bản nhạc hay hệ thống dàn âm thanh phải đảm bảo được tính hài hoà cân đối giũa các dải tần, sắp xếp tỷ lệ âm thanh một cách hợp lý đúng như bản gốc. Đến đây chúng ta quan tâm đến tiếng bass, mid và tép. Ba giải tần này phải có tỷ lệ hợp lý gọi là độ cân bằng của âm thanh, nhiều quá hay ít quá của một dải tần sẽ làm cho bức tranh âm nhạc lệch lạc. Nếu tiếng bass quá mạnh thì sẽ lấn át tiếng mid và tép ,hoặc tiếng mid nhiều quá làm cho phần nhạc cụ bị mờ trong không gian. Nên một bộ dàn hay phải đảm bảo độ cân bằng của âm thanh bằng cách kết hợp cái này bổ trợ thêm bớt cho cái kia một cách hợp lý.

    5: Sự cảm nhận chủa người nghe

    một yếu tố nữa, đó là: Sự cảm nhận âm thanh của người nghe. Thật vậy, Nếu bạn không yêu thích nhạc, thiếu đam mê âm nhạc; không có cảm xúc...(ở đây chưa nói đến nhận thức, kiến thức về âm học và trình độ nghe), thì dù (thực sự) có hay đến mấy đi chăng nữa-bạn vẫn không thấy hay. Có bản nhạc tôi nghe đi nghe lại rất nhiều lần, vẫn không chán; (nhưng có người bạn đến chơi, mới nghe đã nói: Mình không thích nghe nhạc, cậu tắt đi!!!). Vậy đấy!.

    Hi vọng với 5 bí quyết trên mà Bảo Châu Audio đã trải nghiệm được qua nhiều năm kinh nghiệm. Hy vọng có thể đem lại cho quý khách những kiến thức bổ ích về cách thiết lập xây dựng hệ thống âm thanh hi end của gia đình nhà bạn. Mọi thông tin chi tiết hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn tốt nhất!

    4407 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Bình luận chủ đề này

    Chọn đánh giá của bạn
    facebook zalo