Hướng dẫn kết nối và cách chỉnh loa sub theo đúng chuẩn
Loa sub là một thiết bị khá quan trọng, sẽ mang tới cho dàn âm thanh của bạn âm thanh dày, sâu, mạnh mẽ hơn. Vậy làm sao để kết nối và sử dụng đúng cách loa sub hãy làm theo cách của chúng tôi dưới đây.
Loa sub là gì? Nên đặt loa này ở đâu?
Loa sub (loa siêu trầm) là một loại loa thường được sử dụng trong các hệ thống âm thanh, công dụng của loa sub là tái tạo các âm thanh có tần số nhỏ hay nói đơn giản hơn là các tiếng bass có tần số trong khoảng từ 20-200Hz mang lại những âm thanh mạnh mẽ hơn cho bộ dàn âm thanh của chúng ta. Theo cấu tạo của loa sub, người ta có thể chia thành 2 loại là sub điện (có gắn kèm amply bên trong) và loa sub hơi (không có amply bên trong), vì vậy cách kết nối và sử dụng cũng sẽ khác nhau.
Để loa siêu trầm hoạt động với hiệu quả tối ưu:
• Nên đặt loa ở vị trí các góc phòng, mặt loa hướng về phía người nghe, cùng hướng với bộ loa chính.
• Nên đảm bảo giữ khoảng cách từ 0,8m ~ 1m tính từ loa Sub đến các thiết bị như TV CRT, máy tính,
VCR hay băng đĩa từ, nhằm giảm sự ảnh hưởng nhiễm từ lên các thiết bị và hạn chế làm mất các dữ liệu
bên trong.
• Nên đặt loa sub ở hai hoặc ba vị trí khác nhau, sau đó chọn vị trí cho kết quả nghe tốt nhất.
• Quá trình thử âm thanh lần đầu tiên có thể sẽ mất nhiều thời gian nhưng Quý khách cần kiên nhẫn để
có được hiệu quả như mong muốn.
Hướng dẫn kết nối loa Sub điện với ampli karaoke hoặc vang số
Loa Sub điện đã có amply tích hợp bên trong rồi nên cần lấy tín hiệu từ ampli hoặc receiver. Thực tế các ampli karaoke hay nghe nhạc thông dụng hiện nay hầu hết đều có cổng lấy tín hiệu cho Sub có ký hiệu là Sub-out, LFE, Line Out nên các bạn chỉ cần dùng dây dẫn tín hiệu đấu từ cổng tín hiệu Sub của ampli hay receiver vào cổng Sub-in của loa Sub.
Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyên khách hàng nếu vị trí loa Sub cách receiver hoặc ampli xa thì bạn nên dùng dây dẫn tín hiệu chất lượng tốt, bởi vì khoảng cách càng xa thì mức độ suy hao tín hiệu càng lớn.
Cách kết nối loa sub và amply
Hướng dẫn cách chỉnh loa sub điện theo đúng chuẩn
Việc cân chỉnh loa siêu trầm chắc chắn sẽ khó hơn việc kết nối nhưng bạn đừng lo lắng, Bảo Châu Audio sẽ hướng dẫn các bạn cách để sử dụng và từng bước làm chủ các chức năng được trang bị trên loa Sub. Tất nhiên việc sử dụng các chức năng này thành thạo cần phải có thời gian để trải nghiệm để đạt được chất lượng âm thanh tốt nhất mà các thiết bị có thể mang lại. Việc này có thể làm bạn mất ít thời gian nhưng bạn hãy thử trải nghiệm sẽ cảm nhận được những thay đổi thú vị khi thử các chức năng này.
Nút Freq Cut (Frequency Cut – Chức năng cắt tần số)
Tại sao lại có chức năng này? Hiểu đơn giản âm thanh bạn nghe được là tập hợp một dải âm có tần số từ thấp đến cao (thông thường tai người nghe được trong khoảng 20 Hz đến 20 KHz) nên phần âm trầm của loa Sub sẽ nằm trong phần dải thấp. Phần dải trầm này sẽ bù vào phần trầm còn thiếu của loa karaoke (hoặc loa nghe nhạc,xem phim). Để sử dụng chức năng này tốt nhất bạn hãy xem thông số của các cặp loa chính (nghe nhạc hoặc hát karaoke) để biết thông số dải tần của nhà sản xuất công bố (tất nhiên các nhà sản xuất uy tín chứ không phải kiểu công bố của nhiều nhà sản xuất Việt Nam hiện nay). Ví dụ đôi loa chính có thông số âm trầm xuống đến 65 Hz thì bạn hãy vặn nút Freq Cut theo chiều kim đồng hồ dừng lại ở khoảng 65 Hz. Cắt tần là một việc làm cực kỳ quan trọng cho phép bạn thưởng thức chất lượng âm thanh mang lại, cắt ở tần số nào để tần số loa Sub vừa bù đắp và phần còn thiếu của loa chính mà không bị cảm giác chồng lấn giao thoa giữa hai thiết bị sẽ cho bạn trải nghiệm tuyệt vời và hiểu tại sao nên cần loa Sub.
Nút Phase (điều chỉnh pha)
Bên cạnh nút cắt tần số thì nút điều chỉnh pha cũng quan trọng không kém. Trong cuộc sống thỉnh thoảng bạn vẫn nghe đâu đó rằng vậy là “lệch pha” rồi, nó mang một ý nghĩa không tích cực. Đối với loa Sub cũng vậy, lệch pha sẽ mang lại trải nghiệm âm thanh rất kém do dao động của loa chính và loa Sub không cùng nhịp ra vào với nhau. Do vậy, hãy thử điều chỉnh pha từ 0-180 độ và nghe thử đoạn nhạc có nhiều âm trầm cho đến khi bạn dịch chuyển nút điều chỉnh pha đến điểm bạn nghe được nhiều tiếng bass nhất là được. Việc điều chỉnh pha cần kiên nhẫn và làm từ từ, có thể có thêm người cùng hiệu chỉnh sẽ giúp bạn dễ xác định hơn. Trong trường hợp nếu bạn chỉnh nút Phase di chuyển từ 0->180 độ mà vẫn không xác định được điểm như trên thì hãy trả về vị trí số 0.
Cuối cùng là nút âm lượng (Volume)
Đây là nút cân chỉnh cường độ lớn của âm thanh, nghĩa là chỉnh âm thanh to hay nhỏ. Đơn giản là khi bạn thấy âm trầm nghe nhỏ so với tiếng nhạc thì hãy cố gắng điều chỉnh từ từ cho đến khi vừa tai nhất, ngược lại nếu cảm thấy âm trầm to quá lấn át phần nhạc nghe rất khó chịu thì giảm nhỏ lại. Tất nhiên nút volume chỉnh to nhỏ chỉ là một phần nhỏ đóng góp vào chất lượng âm thanh mà bạn đang nghe vì nó còn phụ thuộc vào chất lượng loa Sub của từng hãng và cách bạn làm chủ các chức năng của nó cũng như bạn dùng loa Sub cho mục đích hát karaoke, nghe nhạc hay xem phim cũng như cách nó phối hợp tổng thể toàn bộ dàn mà bạn đang sử dụng.
Cách kết nối loa sub hơi với cục đẩy công suất
Ở đây, là hướng dẫn ghép nối cục đẩy Crown XLi3500 với loa sub hơi. Chúng ta sẽ dùng dây loa chuyên dụng với đầu SpeakOn (Neutrik) để ghép nối. Với loa sub, sẽ dùng chế độ Bridge-mono nên khi sử dụng hãy chọn chế độ này ở mặt sau cục đẩy. Cục đẩy chỉ có tác dụng khuếch đại tín hiệu ra sub, còn điều chỉnh và quản lý sub hãy dùng mixer, vang số, các bộ xử lý hoặc amply.
1 Bình luận chủ đề này
Mình sử dụng sub Yamaha SW800 ma chinh hoài ko được
22-10-2017 06:11:05