Danh mục sản phẩm

Hướng dẫn cách lấy hơi để giọng hát karaoke hay hơn

BaoChauElec 9 năm trước 33942 lượt xem
    Bạn đã biết cách để giọng hát của mình hay hơn khi đi hát cùng bạn bè, người thân gia đình chưa. Nếu chưa bạn hãy tham khảo bài viết mà chúng tôi chia sẻ nhé. Cam kết với các bạn là lợi ích lớn lắm đó. Hiện nay chúng ta có thể thấy Có nhiều mẹo để bạn hát karaoke hay hơn thời điểm lúc hát, nhưng để cải thiện thực sự giọng hát, bạn cần phải tập lấy hơi cho giọng của bạn khỏe hơn. Việc này đòi hỏi sự tập luyện va kiên trì hơn. Với những bài tập này, bàn sẽ không sợ điều gì nữa khi thực sự cầm micro. Hãy cùng Bảo Châu Audio đi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này các bạn nhé.

    Cách lấy hơi để hát karaoke hay nhất

    Có nhiều mẹo để bạn hát karaoke hay hơn  thời điểm lúc hát, nhưng để cải thiện thực sự giọng hát, bạn cần phải tập lấy hơi cho giọng của bạn khỏe hơn. Việc này đòi hỏi sự tập luyện va kiên trì hơn. Với những bài tập này, bàn sẽ không sợ điều gì nữa khi thực sự cầm micro

    Trước khi tập lấy hơi, có những điều bạn nên tránh như sau:

    Khi lấy hơi

    + Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.

    + Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực … tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.

    + Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ …

    + Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được.

    + Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi : Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.

    Khi đẩy hơi

    + Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm (vì thanh đới không khép kín hoàn toàn khi hát dấu cao), nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc.

    + Không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục, đầy đặn.

    Xem tiếp phần 2

     
    33942 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan
    Xem tất cả bài viết liên quan

    0 Bình luận chủ đề này

    Chọn đánh giá của bạn
    facebook zalo